Ép cọc bê tông là một trong những biện pháp xây dựng được ứng dụng phổ biến trong các công trình. Bởi một ngôi nhà đẹp và kiên cố cần phải được đảm bảo bởi các yếu tố về thiết kế thẩm mỹ và tính bền vững. Trong đó, phần móng nhà luôn đóng vai trò quyết định đến sự bền vững của cả ngôi nhà khi xây dựng trên các địa hình khác nhau.
Nhằm đảm bảo cho một phần móng nhà vững chắc không bị sụt lún, và không ảnh hưởng đến kết cấu của cả ngôi nhà về sau, là lý do tại sao phải ép cọc bê tông khi xây nhà.. Vậy ép cọc bê tông để làm gì? Cách ép cọc bê tông như thế nào? Ép cọc bê tông tại Hà Nội giá là bao nhiêu? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Ép cọc bê tông là một trong những biện pháp thi công được sử dụng rất phổ biến trong ngành xây dựng. Là phương pháp làm tăng độ chịu lực cho nền móng, bằng cách sử dụng các loại máy móc chuyên dụng và cọc bê tông chuyên dụng được sản xuất sẵn. Các máy móc chuyên dụng như : máy Neo, robot, búa rung....để đưa cọc bê tông xuống đất, đến độ trỗi nhất định thì dừng thi công. Ép cọc bê tông là một phương pháp rất hữu hiệu trong thi công các công trình cao tầng.
Với sự phát triển của ngành xây dựng nhanh và mạnh như hiện nay, dịch vụ ép cọc bê tông cũng ngày càng phổ biến, ngày càng nhiều máy móc hiện đại hơn. Ép cọc bê tông đã được sử dụng cho các công trình từ các công trình nhỏ trong ngõ hẹp đến các công trình đồ sộ...Qua đó, chúng ta thấy được tính tính hiệu quả cao của ép cọc bê tông.
Ép cọc sau bê tông cốt thép là loại phổ biến từ xưa đến nay và được ứng dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở, công sở… từ nhỏ đến lớn. Cọc bê tông cốt thép gồm 2 loại chính: Cọc tròn ly tâm và cọc vuông cốt thép.
Cọc tròn ly tâm được sản xuất công nghiệp với nhiều loại cọc: D300, D350, D400, D450, D500, D600, D700, D800, D900 được sản xuất hàng loạt theo 1 dây truyền. Loại cọc tròn ly tâm này được làm từ những sợi thép phi 10, sau đó được cuốn tròn theo những dây thép chủ. Sau đó, chúng được đổ bê tông theo phương pháp ly tâm, và cuối cùng là đưa vào hấp trong lò công nghiệp với nhiệt độ 100 độ C.
Cọc vuông bê tông cốt thép: được sản xuất theo hình thức thủ công, theo khuôn, dạng có sẵn, thực hiện trộn bê tông tươi, bo sắt, đưa sắt vào khuôn trước đó rồi tiến hành đổ bê tông. Chờ bê tông khô rồi mới nhấc khỏi khuôn. Cọc vuông bê tông có các loại như sau: 200x200, 250x250, 300x300, 350x350, 400x400.
Thi công ép cọc bê tông hiện nay có những cách khác nhau, đơn vị thi công sẽ dựa vào từng cách và đưa ra bảng báo giá phù hợp. Dưới đây là bảng báo giá cho những cách thi công ép cọc bê tông khác nhau.
CỌC LY TÂM |
Mác cọc Ly Tâm, PC, PHC |
Chiều dài Cọc/m |
Báo giá/md |
Cọc Ly Tâm Đúc Sẵn PC, PHC – D300 |
#600-800 |
6,7,8,9,10,11,12 |
200.000-210.000 |
Cọc Ly Tâm Đúc Sẵn PC, PHC – D350 |
#600-800 |
6,7,8,9,10,11,12 |
260.000-270.000 |
Cọc Ly Tâm Đúc Sẵn PC, PHC – D400 |
#600-800 |
6,7,8,9,10,11,12 |
330.000-350.000 |
Cọc Ly Tâm Đúc Sẵn PC, PHC – D500 |
#600-800 |
6,7,8,9,10,11,12 |
430.000-460.000 |
Cọc Ly Tâm Đúc Sẵn PC, PHC – D600 |
#600-800 |
6,7,8,9,10,11,12 |
540.000-560.000 |
TT |
Tiết diện |
Mác bê tông |
Thép Thái Nguyên |
Thép đa hội |
Đơn giá cọc/m |
Đơn giá ép/m |
Đơn giá trọn gói/m |
1 |
200x200 |
250 |
D14 |
135.000đ |
30.000đ |
165.000đ |
|
2 |
200x200 |
250 |
D14 |
105.000đ |
30.000đ |
135.000đ |
|
3 |
200x200 |
250 |
D14 |
135.000đ |
30.000đ |
165.000đ |
|
4 |
200x200 |
250 |
D14 |
105.000đ |
30.000đ |
135.000đ |
|
5 |
250x250 |
250 |
D14 |
190.000đ |
45.000đ |
235.000đ |
|
6 |
250x250 |
250 |
D14 |
150.000đ |
45.000đ |
195.000đ |
|
7 |
250x250 |
250 |
D16 |
185.000đ |
49.000đ |
234.000đ |
|
8 |
250x250 |
250 |
D16 |
155.000đ |
49.000đ |
204.000đ |
|
9 |
250x250 |
250 |
D14 |
170.000đ |
49.000đ |
219.000đ |
|
10 |
250x250 |
250 |
D14 |
155.000đ |
49.000đ |
204.000đ |
|
11 |
250x250 |
250 |
D16 |
190.000đ |
49.000đ |
239.000đ |
|
12 |
250x250 |
250 |
D16 |
170.000đ |
49.000đ |
219.000đ |
|
13 |
300x300 |
300 |
D16 |
280.000đ |
70.000đ |
350.000đ |
|
14 |
300x300 |
300 |
D16 |
260.000đ |
70.000đ |
230.000đ |
|
15 |
300x300 |
300 |
D18 |
300.000đ |
70.000đ |
370.000đ |
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của công trình mà chúng tôi có những điều chỉnh mức giá hợp lý với thực tế của công trình. Bảng giá này giúp cho khách hàng có thể dự trù chi phí bỏ ra cho công trình của mình để từ đó có những tính toán hợp lý nguồn vốn đầu tư
STT |
Loại cọc bê tông |
Loại sắt |
Đơn giá ép cọc bằng robot (cả vận chuyển) |
Đơn giá ép (khối lượng ép >1000m) |
Đơn giá ép (khối lượng ép <1000m) |
1 |
200x200, mác 250 |
D14 Việt Úc |
135.000đ - 145.000đ/m |
20.000đ - 60.000đ/m |
Trọn gói 60 - 80 triệu |
2 |
250x250, mác 250 |
D14 Việt Úc |
190.000đ - 200.000đ/m |
20.000đ - 60.000đ/m |
Trọn gói 60 - 80 triệu |
Ép cọc bê tông là biện pháp xử lý nền móng phổ biến đảm bảo cho các công trình xây dựng trở lên vững chắc. Hiện nay, có 4 cách thi công ép cọc bê tông được ứng dụng rộng rãi là ép bằng máy Neo, ép bằng máy bán Tải, ép bằng máy Tải và bằng máy Robot.
Thi công ép cọc bê tông bằng máy Neo là phương pháp đóng cọc với việc khoan mũi neo sâu vào trong lòng đất để làm đối trọng thay tải sắt hoặc tải bê tông. Cách này thường áp dụng cho các công trình nhà ở dân dụng, nhà xưởng nhỏ, khách sạn hoặc nhà nghỉ. Yêu cầu, mũi khoan neo có chiều dài 1.5m, đường kính 35cm, độ dày khoảng 15mm và tải trọng tùy thuộc vào công suất của máy ép.
Ép cọc bằng máy bán tải là cách sử dụng máy thủy lực để tiến hành đâm sâu cọc xuống dưới lòng đất. Biện pháp này cũng khá phổ biến, có thể áp dụng cho cả nhà ở và các công trình quy mô lớn. Lực ép của máy bán Tải trong khoảng 50 đến 60 tấn.
Ưu điểm: Chi phí thấp, phù hợp với nhiều công trình khác nhau, thi công đơn giản và dễ kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Nhược điểm: Thời gian thi công hơi lâu, độ an toàn không cao như ép bằng máy Neo hay Robot.
Thi công ép cọc bằng máy tải nghĩa là dùng sức tải từ đối trọng (những khối bê tông nặng) để tạo lực đóng sâu cọc xuống đất. Máy này có tải trọng khoảng 60 đến 150 tấn. Cách này không được áp dụng nhiều như 2 phương pháp trên.
Ưu điểm: Sức chịu tải cao, thích hợp cho những tòa nhà cao tầng, công trình quy mô lớn.
Nhược điểm: Cần mặt bằng rộng mới có thể thi công, tốn nhiều thời gian, chi phí cao và gây tiếng ồn lớn.
Thi công ép cọc bằng robot là cách làm mới hiện nay và được đánh giá cao về chất lượng. Phương pháp này chuyên dùng khi thực hiện công tác làm nền móng cho dự án xây dựng lớn, tải trọng cao lên đến 1000 tấn.
Khi thi công ép cọc bê tông hiện nay có nhiều biện pháp để tiến hành. Trong đó, có 4 biện pháp thi công ép cọc bê tông được sử dụng phổ biến là: ép bằng máy Neo, ép bằng máy bán Tải, ép bằng máy Tải và ép bằng máy Robot.
Thi công ép cọc Neo, là biện pháp đóng cọc với việc khoan mũi neo sâu vào lòng đất để làm đối trọng, thay tải sắt hoặc tải bê tông. Biện pháp này thi công nhanh chóng, dễ dàng thực hiện được ở cả các mặt bằng chật hẹp, không ảnh hưởng đến công trình liền kề, ít gây tiếng ồn, chi phí thấp.
Yêu cầu, mũi khoan neo có chiều dài 1.5m, đường kính 35cm, độ dày khoảng 15mm và tải trọng tùy thuộc vào công suất của máy ép. Biện pháp này thường chỉ áp dụng cho các công trình nhà ở dân dụng, nhà xưởng nhỏ, khách sạn hoặc nhà nghỉ. Vì khả năng chịu lực không bằng ép tải sắt, nếu công trình cần tải lớn thì phải xác định được chiều sâu chôn cọc.
Ép cọc bằng máy bán Tải là phương pháp sử dụng máy thủy lực để tiến hành đâm sâu cọc xuống dưới lòng đất. Cách này cũng khá phổ biến, chi phí thấp, thi công đơn giản, dễ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Có thể áp dụng cho cả nhà ở và các công trình quy mô lớn. Lực ép của máy bán Tải nằm trong khoảng 50 đến 60 tấn. Tuy nhiên, biện pháp này mất nhiều thời gian thi công, độ an toàn không cao như ép bằng máy Neo hay Robot.
Ép cọc bằng máy Tải là dùng sức tải từ đối trọng (những khối bê tông nặng) để tạo lực đóng sâu cọc xuống đất. Máy ép Tải có tải trọng khoảng 60 đến 150 tấn. Sức chịu tải cao, thích hợp cho các tòa nhà cao tầng, công trình quy mô lớn. Tuy nhiên, biện pháp này không được ứng dụng nhiều như 2 cách trên. Vì khi thi công cần mặt bằng rộng, tốn nhiều thời gian, chi phí cao và gây tiếng ồn lớn.
Thi công ép cọc bằng robot là cách làm mới, độ chính xác cao, thời gian thi công nhanh chóng, có khả năng chịu tải cao mà các loại máy khác không làm được.. Phương pháp này chuyên áp dụng khi thực hiện công tác làm nền móng cho dự án xây dựng lớn, tải trọng cao lên đến 1000 tấn. Tuy nhiên, giá thành cao, bởi để tạo ra được một chiếc máy ép cọc bằng Robot không hề đơn giản và mất rất nhiều chi phí.
Để ép cọc bê tông chuẩn kĩ thuật, hiệu quả cao, chúng ta có thể tiến hành theo những bước cụ thể sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị cọc bê tông và mặt bằng trước khi thi công
Chuẩn bị đủ số lượng cọc bê tông theo đúng tiêu chuẩn và kích thước phù hợp với công trình đang thi công. Các cọc phải được đưa đến công trường trước và đặt ở các vị trí thuận lợi cho việc lấy và đóng cọc khi thi công. Ngoài ra, cần đảm bảo vị trí để máy ép cọc có thể di chuyển.
Mặt bằng thi công phải được xử lý sạch sẽ và gọn gàng, đảm bảo không có chướng ngại vật cản trở máy ép cọc. Các cọc bê tông ở vị trí nào phải được đánh dấu trước để tránh nhầm lẫn.
Bước 2: Di chuyển và lắp đặt dàn máy ép
Trước khi thi công, máy ép cọc phải được di chuyển đến công trường, vị trí máy ép phải đảm bảo thuận lợi cho thi công mà không gây cản trở giao thông nếu làm nhà phố.
Mỗi người khi có nhu cầu thi công ép cọc bê tông ngoài tìm cho mình lời giải đáp cho những câu hỏi như ép cọc là gì? Ép cọc bê tông giá rẻ tại Hà nội ở đâu? thì ngoài ra sẽ không khỏi đặt ra những câu hỏi. Dưới đây, Công ty Xử lý nền móng Thăng Long sẽ giải đáp một số thắc mắc mà nhiều khách hàng gửi về cho chúng tôi trong thời gian qua về vấn đề ép cọc.
Hạng mục nhà 2-3-4-5 tầng tại các thành phố lớn thường có diện tích khoảng dưới 100m2. Với những công trình này nên sử dụng loại cọc 200x200, 250x250 và thi công ép cọc bằng máy Neo thủy lực tải trọng 40 - 50 tấn. Bởi nhà dưới 7 tầng hầu hết phần múc móng sâu thì cách ép cọc neo là phù hợp, an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất.
Cọc tròn và cọc vuông có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc nên sử dụng loại cọc nào để ép cọc bê tông tùy thuộc vào từng công trình xây dựng. Cọc vuông có khả năng chịu lực cao, dễ xuyên qua lớp đất cứng, thi công dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp, giá thành cao. Phù hợp với nhà ở dân dụng, chung cư, nhà xưởng nhỏ, khách sạn, nhà nghỉ,... Còn cọc tròn có giá thành rẻ nhưng lại dễ bị gãy khi ép. Phù hợp cho các công trình như cầu cảng, bờ kè,...
Điều kiện để dừng ép cọc là khi đã khoan ép tới các lớp đất chặt có SPT>50 hoặc lớp sét có SPT>30, dày hơn 5m. Nếu khoan đến độ sâu yêu cầu mà vẫn gặp phải lớp đất yếu có SPT<15 thì phải báo cho người tư vấn thiết kế và chủ đầu tư, để đưa ra quyết định chiều sâu hố khoan.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh nhà ở thường xây dựng sát nhau. Do đó, khi làm móng nhà thường sẽ xảy ra tình trạng ép cọc sát tường. Để không gây ảnh hưởng đến nhà liền kề thì bạn cần thực hiện đúng các chỉ dẫn sau khi ép cọc bê tông tại Hà Nội, Tp.HCM:
Khoảng cách tối thiểu giữa giữa 2 cọc ép theo quy định 22TCN - 272 - 05 là 2,5D (D: đường kính cọc ép). Từ tim cọc này đến tim cọc kia tối thiểu là 0.75m. Nhưng thực tế, khoảng cách tiêu chuẩn giữa các cọc ép bê tông sẽ do kỹ sư quyết định; tình trạng địa chất, loại cọc, yêu cầu của mỗi công trình để đảm bảo đem lại hiệu quả tối ưu.
Ép cọc bê tông là phương pháp dùng máy ép để đóng những cây cọc đã được đúc sẵn xuống lòng đất. Còn khoan nhồi là cách thi công móng bằng việc sử dụng máy để khoan sẵn từng lỗ cọc có độ sâu và đường kính theo thiết kế. Sau đó, đưa lồng thép và tiến hành đổ bê tông thành lỗ, để tạo ra cọc trực tiếp trên công trình xây dựng.
Vậy ép cọc hay khoan nhồi loại nào sẽ tốt hơn? Thực tế, mỗi phương pháp lại có ưu điểm và hạn chế riêng nên không thể so sánh cách nào tốt hơn cách nào. Tùy thuộc vào từng công trình xây dựng cụ thể mà chúng ta mới đưa ra được sự lựa chọn hình thức làm móng cọc phù hợp.
Nếu địa chất có các lớp cát khá dày thì cọc không thể xuyên qua được. Lúc này, cần phải làm giảm sự xuất hiện độ chối giả bằng cách ép rung, khoan dẫn trước khi ép, ép kèm xối nước. Những cách này sẽ phá vỡ kết cấu đất tạm thời trong quá trình vừa ép, vừa đưa dẫn cọc xuống.
Trong đó, khoan dẫn trước khi ép là giải pháp được ứng dụng phổ biến hơn vì có tính khả thi cao. Tại vị trí tâm cọc thiết kế, trước khi tiến hành ép sẽ khoan một lỗ có đường kính bằng khoảng 1/8 – 1/10 cạnh cọc, thành lỗ giữ bằng dung dịch bentonite. Sau đó, mới bắt đầu đóng cọc ép xuống.
Ép cọc trên nền đất yếu có thể xảy ra hiện tượng nguy hiểm, ví dụ như độ lún có trị số cao quá mức, ma sát âm tác dụng lên cọc, sức chịu tải của móng không ổn định, cát sỏi làm phá hỏng nền, đất nền bị hóa lỏng. Một số biện pháp xử lý khi ép cọc bê tông trên nền đất yếu như sau:
Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ ép cọc bê tông, vui lòng liên hệ qua Hotline: 0974.111.186 để được tư vấn chi tiết nhất. Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng quý khách hàng và góp phần giúp quý khách xây dựng, thi công công trình một cách an toàn, hiệu quả.
CÔNG TY CỔ PHẦN NỀN MÓNG THĂNG LONG
Địa chỉ công ty: Cửa khẩu cảng Khuyến Lương, Tổ 21, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
Chi nhánh HCM: Số 22B/23 Nguyễn Hữu Trí - KP2 - TT Tân Túc - Huyện Bình Chánh - TP HCM
Chi nhánh Đà Nẵng: Bãi xe Halla - Phường Hoà Cường Bắc - Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng
Chi nhánh Nghệ An: QL7A - Vĩnh Thành - Yên Thành - Nghệ An
Chi nhánh Thái Bình: Số 207, tổ 3 phường Quang Trung, TP Thái Bình
Chi nhánh Ninh Bình: Số 777 - Tổ 1 - Phồ Đông Hồ - Phường Bích Đào - TP Ninh Bình - Ninh Bình
Chi nhánh Hải Phòng: Số 9/331 Đồng Hóa - Kiến An- Hải Phòng
Chi nhánh Nam Định: Đường 10 Tân Thành - Vụ Bản - Nam Định
Chi nhánh Hưng Yên: Số 121 đường Điện Biên - Phường Lê Lợi - TP Hưng Yên
Chi nhánh Mê Linh: Xóm Chùa - Xã Mê Linh - Huyện Mê Linh - TP Hà Nội
Chi nhánh Bắc Ninh: Số 68 đường Gia Định - Thị trấn Gia Bình - Huyện Gia Bình - Tỉnh Bắc Ninh
Số điện thoại: Giám đốc - 0974111186
Email: nenmongthanglongjsc2021@gmail.com
0974111186